Những năm gần đây, giang mai đang dần trở thành bệnh xã hội phổ biến với tỷ lệ mắc tăng cao. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh giang mai ngày càng có xu hướng gia tăng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Mục lục chính
Tỷ lệ mắc bệnh giang mai đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh giang mai đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, có khoảng 8 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 49 mắc bệnh giang mai, chiếm khoảng 2% – 3% tổng số ca bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc bệnh giang mai cũng như các bệnh xã hội khác bắt nguồn từ đời sống quan hệ tình dục cởi mở, cụ thể:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Việc không sử dụng các biện pháp bảo vệ, như bao cao su, trong quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Số lượng bạn tình nhiều: Quan hệ với nhiều người mà không có biện pháp bảo vệ làm tăng khả năng tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Thiếu kiến thức về bệnh: Nhiều người chưa hiểu rõ về đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh giang mai, dẫn đến chủ quan trong hành vi tình dục.
- Sự gia tăng của các ứng dụng hẹn hò trực tuyến: Việc kết nối và gặp gỡ nhanh chóng thông qua các ứng dụng này có thể dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.
Việc nhận thức rõ về sự gia tăng của bệnh giang mai và áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Các nguy cơ sức khỏe khi mắc bệnh giang mai cần chú ý
Theo bác sĩ CK bệnh xã hội Nguyễn Văn Tường, giang mai càng để lâu càng diễn biến phức tạp và “ăn sâu” vào hệ thần kinh, màng não và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
[Giang mai đã có biến chứng có điều trị được không?]
- Tổn thương tim mạch: Vi khuẩn giang mai có thể tấn công tim và van tim, dẫn đến viêm nội tâm mạc, hẹp van tim và phình động mạch chủ. Những tình trạng này có thể gây suy tim và đột quỵ.
- Tổn thương thần kinh: Vi khuẩn giang mai có thể tấn công hệ thần kinh, dẫn đến viêm màng não, sa sút trí tuệ và mất chức năng thần kinh. Những tình trạng này có thể gây tử vong.
- Vấn đề thai sản: Nếu phụ nữ mang thai bị giang mai, vi khuẩn có thể lây truyền sang thai nhi qua nhau thai. Điều này có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non và dị tật bẩm sinh. Trẻ sơ sinh sinh ra từ bà mẹ bị giang mai cũng có thể bị nhiễm bệnh bẩm sinh.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Giang mai có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như HIV và viêm gan B.
Giang mai là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Việc nâng cao ý thức phòng ngừa, tầm soát bệnh sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng khỏi căn bệnh này.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh giang mai cho kết quả chính xác nhất
Hiện tại, với nền y học tiến bộ, ngày càng có nhiều loại thuốc được ứng dụng vào hỗ trợ điều trị bệnh giang mai cho hiệu quả tối ưu, tuy vậy, việc điều trị giang mai hiệu quả hay không còn tùy thuộc rất lớn vào mức độ bệnh cũng như thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn.
Khi việc nhận biết bệnh qua các triệu chứng còn nhiều khó khăn thì xét nghiệm giang mai được xem là phương pháp vô cùng hữu ích góp phần chẩn đoán chính xác liệu bệnh nhân có đang mắc bệnh giang mai hay không
Một số xét nghiệm chẩn đoán nhận biết giang mai thường được áp dụng gồm có:
Soi kính hiển vi trường tối
Phương pháp được áp dụng cho trường hợp nghi ngờ mắc giang mai ở giai đoạn đầu, khi các xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập sâu vào máu. Phương pháp thực hiện bằng cách lấy mẫu vật là vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo của bệnh nhân và soi dưới kinh hiển vi trường tối để tìm vi khuẩn. [Xét nghiệm này có đắt không?]
Xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPR
Xét nghiệm RPR nhằm kiểm tra, sàng lọc nguy cơ mắc giang mai. Khi một người mắc bệnh giang mai, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể để chống lại sự phát triển của bệnh, xét nghiệm RPR chính là phương pháp phát hiện ra kháng thể này.
Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giang mai
Khi cơ thể bị tấn công bởi các loại độc tố hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra một loại kháng thể để chống lại tác nhân đó. Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu nhằm mục đích kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum hay không, từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giang mai.
LƯU Ý: Khi thực hiện thăm khám, xét nghiệm bệnh giang mai, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để quá trình thăm khám kiểm tra diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất. Hiện nay, Đa khoa Quốc tế Việt Sing đang là một trong số ít cơ sở y tế chuyên khoa được cấp phép thăm khám bệnh giang mai nhận được nhiều phản hồi tốt nhờ:
- Được tư vấn, thăm khám chuyên sâu cùng đội ngũ bác sĩ danh tiếng, có chuyên môn trong thăm khám và điều trị bệnh xã hội phải kể tới như Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Tường, Bác sĩ CKII Lê Văn Hốt,…
- Quá trình thăm khám được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác, nhanh chóng
- Quy trình thăm khám, kiểm tra bệnh nghiêm ngặt, đầy đủ các bước nhưng vẫn rút gọn được các thủ tục hành chính rườm rà giúp người bệnh tiết kiệm thời gian chờ đợi
- Chi phí thăm khám, điều trị hợp lý và có các ưu đãi hỗ trợ kèm theo khi đăng ký lịch khám trước [TẠI ĐÂY]
Trên đây là các thông tin liên quan đến nguyên nhân mắc bệnh giang mai, hy vọng sẽ giúp người bệnh tự nhận biết để chủ động thăm khám sớm. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh vui lòng liên hệ qua [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi trực tiếp đến điện thoại số hotline 0222.730.0222 – 033.6789.169 của phòng khám để được hỗ trợ.