Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì? Đường lây và dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!
Mục lục chính
Thứ 1: Bệnh giang mai và các giai đoạn phát triển của bệnh
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Không như các bệnh xã hội khác, giang mai thường phát triển qua 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ thường cách nhau khoảng thời gian dài khiến người bệnh có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên bỏ qua việc điều trị. Cụ thể các thời kỳ phát triển của bệnh giang mai diễn ra như sau:
[Tôi có vết loét ở vùng kín – cần tư vấn]
- Thời kỳ 1: Đây là thời kỳ ủ bệnh và thường xuất hiện sau khoảng 3 – 4 tuần nhiễm xoắn khuẩn. Dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ này là săng giang mai với các vết loét hình tròn hoặc bầu dục, không đau, không ngứa, đáy sạch, bờ nhẵn. Săng giang mai thường gặp ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, hoặc bất kỳ vị trí nào tiếp xúc với vi khuẩn kèm theo có thể là sưng hạch vùng lân cận. Sau 3-6 tuần, săng tự lành dù không điều trị, nhưng bệnh không khỏi mà chuyển sang giai đoạn 2.
- Thời kỳ 2: Thường xuất hiện sau 6 – 8 tuần sau khi săng biến mất với các triệu chứng điển hình là phát phát ban đối xứng, không ngứa, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, thân mình. Quanh miệng, hậu môn xuất hiện các mảng sần, vết loét niêm mạc kèm theo sốt, đau họng, rụng tóc kiểu rừng thưa. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng, sau đó các triệu chứng tự biến mất nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể.
- Thời kỳ 3: Xuất hiện thường từ 5, 10, 15 năm sau khi có săng với các triệu chứng như săng thương sâu, gôm ở da, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Ở giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa.
Thứ 2: Nguồn lây chủ yếu của bệnh giang mai là gì?
Tương tự như các bệnh xã hội khác, giang mai cũng có nguồn lây chủ yếu là thông qua con đường quan hệ tình dục kém lành mạnh. Ngoài ra, giang mai cũng được cho là có thể lây nhiễm thông qua các con đường sau:
[Giang mai có lây qua đường ăn uống không?]
- Quan hệ tình dục không an toàn (phổ biến nhất): Lây qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng với người bị nhiễm. Vi khuẩn Treponema pallidum sẽ xâm nhập qua vết xước nhỏ trên da, niêm mạc. Lưu ý rằng dù không có triệu chứng, người bệnh vẫn có thể lây cho người khác khi quan hệ tình dục
- Lây từ mẹ sang con (giang mai bẩm sinh): Xảy ra khi mẹ bị giang mai trong thai kỳ và truyền sang thai nhi qua nhau thai. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật, sảy thai, thai chết lưu hoặc giang mai bẩm sinh.
- Lây qua đường máu: Do truyền máu, tiêm chích chung kim tiêm từ người nhiễm bệnh. Con đường lây nhiễm này hiếm gặp hơn so với 2 trường hợp trên nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Lây qua tiếp xúc gián tiếp (hiếm gặp): Xảy ra khi dùng chung đồ cá nhân (bàn chải, dao cạo, khăn tắm) với người bệnh hoặc tiếp xúc với vết thương hở chứa vi khuẩn.
Thứ 3: Giang mai nên được kiểm tra bằng xét nghiệm chuyên sâu
Mặc dù bệnh giang mai có thể được phát hiện qua triệu chứng lâm sàng, nhưng để chẩn đoán chính xác, xét nghiệm là cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển giao giữa các giai đoạn, người bệnh sẽ không có triệu chứng nên rất khó phát hiện thông qua triệu chứng lâm sàng mà cần chẩn đoán thông qua xét nghiệm huyết thanh.
Hiện nay, để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc giang mai không, người bệnh thường được chỉ định làm một số xét nghiệm sau:
- RPR (Rapid Plasma Reagin): Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất. Nó đo lượng kháng nguyên được tạo ra do phản ứng giữa kháng nguyên treponemal và kháng thể trong mẫu máu.
- VDRL (Venereal Disease Research Laboratory): Một phương pháp khác đo lượng kháng thể treponemal.
- Xét nghiệm nước tiểu: Có thể phát hiện DNA của vi khuẩn trong nước tiểu người nhiễm bệnh.
- Xét nghiệm lợi nhũ: Sử dụng để xác định vi khuẩn trong các vết thương.
- Xét nghiệm nhanh (RDT): Một số kit xét nghiệm nhanh có thể sử dụng máu hoặc nước tiểu để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Treponema pallidum.
LƯU Ý: Dựa trên tình hình cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm khác nhau. Do vậy, hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ tư vấn dựa trên tình trạng bệnh cụ thể.
Thứ 4: Nên điều trị giang mai theo phác đồ tiêu chuẩn của WHO để đạt hiệu quả tốt nhất
Giang mai là bệnh lý tiến triển phức tạp kéo dài đi kèm theo nhiều biến chứng khó chịu nên rất khó điều trị. Do đó, để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất, người bệnh nên tham khảo phác đồ điều trị tiêu chuẩn của WHO dưới đây:
- Áp dụng mô hình y tế xanh để hỗ trợ điều trị bệnh giang mai tại phòng khám, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chi tiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh. Các xét nghiệm bao gồm TPHA, TPPA và các xét nghiệm gián tiếp như RPR, VDRL để chẩn đoán bệnh.[Tôi muốn tư vấn về phương pháp điều trị bệnh giang mai]
- Tiến hành nhuộm bằng phương pháp đặc biệt, chủ yếu sử dụng các phản ứng huyết thanh và kháng nguyên không đặc hiệu để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Đối với bệnh giang mai, việc hỗ trợ điều trị được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu và giai đoạn có biến chứng. Cần thiết lập phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp.
GỢI Ý: Hiện nay, Đa khoa Quốc tế Việt Sing đang là một trong số ít cơ sở y tế chuyên khoa ứng dụng phác đồ điều trị của WHO vào điều trị giang mai và nhận được nhiều phản hồi tốt nhờ:
- Được tư vấn, thăm khám chuyên sâu cùng đội ngũ bác sĩ danh tiếng, có chuyên môn trong thăm khám và điều trị bệnh xã hội phải kể tới như Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Tường, Bác sĩ CKII Lê Văn Hốt,…
- Quá trình thăm khám được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác, nhanh chóng
- Quy trình thăm khám, kiểm tra bệnh nghiêm ngặt, đầy đủ các bước nhưng vẫn rút gọn được các thủ tục hành chính rườm rà giúp người bệnh tiết kiệm thời gian chờ đợi
- Chi phí thăm khám, điều trị hợp lý và có các ưu đãi hỗ trợ kèm theo khi đăng ký lịch khám trước [TẠI ĐÂY]
Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh giang mai, hy vọng sẽ giúp người bệnh tự nhận biết để chủ động thăm khám sớm. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh vui lòng liên hệ qua [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi trực tiếp đến điện thoại số hotline 0222.730.0222 – 033.6789.169 của phòng khám để được hỗ trợ.